16:45 - 03/07/2025

Phường Xuân Hương Đà Lạt được sáp nhập từ phường nào?

Phường Xuân Hương Đà Lạt được sáp nhập từ phường nào? Thị trường bất động sản tại tỉnh có diện ích lớn nhất sau sáp nhập như thế nào?

Nội dung chính

    Phường Xuân Hương Đà Lạt được sáp nhập từ phường nào?

    Căn cứ theo Nghị quyết 1671/NQ-UBTVQH15 năm 2025 quy định về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Lâm Đồng như sau:

    Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Lâm Đồng
    Trên cơ sở Đề án số 399/ĐA-CP ngày 09 tháng 5 năm 2025 của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Lâm Đồng (mới) năm 2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định sắp xếp để thành lập các đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Lâm Đồng như sau:
    99. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của Phường 1 và Phường 2 (thành phố Đà Lạt), Phường 3, Phường 4, Phường 10 thành phường mới có tên gọi là phường Xuân Hương - Đà Lạt.
    100. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của Phường 5, Phường 6 và xã Tà Nung thành phường mới có tên gọi là phường Cam Ly - Đà Lạt.
    101. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của Phường 8, Phường 9 và Phường 12 thành phường mới có tên gọi là phường Lâm Viên - Đà Lạt.
    102. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của Phường 11 và các xã Xuân Thọ, Xuân Trường, Trạm Hành thành phường mới có tên gọi là phường Xuân Trường - Đà Lạt.
    103. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của Phường 7, thị trấn Lạc Dương và xã Lát thành phường mới có tên gọi là phường Lang Biang - Đà Lạt.

    Như vậy, sau sáp nhập TP Đà Lạt sẽ có 5 phường mới gồm phường Xuân Hương Đà Lạt; Phường Cam Ly Đà Lạt; phường Lâm Viên - Đà Lạt; phường Xuân Trường Đà Lạt;  phường Lang Biang - Đà Lạt

    Cụ thể, Phường Xuân Hương Đà Lạt được sáp nhập từ Phường 3, Phường 4, Phường 10.

    Phường Xuân Hương Đà Lạt được sáp nhập từ phường nào?

    Phường Xuân Hương Đà Lạt được sáp nhập từ phường nào? (Hình ảnh Internet)

    Bản đồ tỉnh Lâm Đồng sau sáp nhập mới nhất 2025

    Tại Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025 và theo Đề án ban hành kèm theo Quyết định 759/QĐ-TTg năm 2025 thì sau khi sáp nhập ba tỉnh Đắk Nông, Bình Thuận và Lâm Đồng vào ngày 01/07/2025, tỉnh Lâm Đồng mới đã trở thành tỉnh có diện tích tự nhiên lớn nhất Việt Nam.

    Cụ thể, tỉnh Lâm Đồng mới có diện tích 24.233,07 km², vượt qua tỉnh Nghệ An, tỉnh có diện tích lớn nhất trước đây với 16.490,25 km².

    Thị trường bất động sản tại tỉnh có diện ích lớn nhất sau sáp nhập như thế nào?

    Sau sáp nhập, tỉnh mới hình thành từ ba địa phương Lâm Đồng, Bình Thuận và Đắk Nông trở thành tỉnh có diện tích lớn nhất cả nước, với hơn 24.000 km² và quy mô dân số khoảng 3,8 triệu người. Sự kiện này không chỉ thay đổi bản đồ hành chính mà còn mang lại những biến chuyển đáng chú ý trên thị trường bất động sản toàn vùng. Trước thời điểm sáp nhập, thị trường bất động sản ở từng địa phương đã có những đặc điểm và xu hướng phát triển riêng biệt, phản ánh tiềm năng và cơ hội của từng khu vực.

    Trong quý I/2025, toàn tỉnh ghi nhận khoảng 4.519 lô đất nền giao dịch thành công, tập trung chủ yếu ở các huyện Bảo Lâm, Lâm Hà, Đức Trọng. Bên cạnh đó, có 223 căn nhà riêng lẻ và 9 căn hộ chung cư được giao dịch thành công. Sang quý II/2025, giao dịch đất nền tiếp tục tăng mạnh, với gần 6.600 lô được sang nhượng, phản ánh nhu cầu cao của thị trường. Tỉnh hiện có hơn 678 dự án vốn ngoài ngân sách đã đi vào hoạt động, cùng với một số dự án đang hoàn tất thủ tục lựa chọn nhà đầu tư. Đây vẫn là thị trường hấp dẫn nhờ tiềm năng nghỉ dưỡng và quỹ đất còn lớn.

    Bình Thuận, với lợi thế bờ biển dài, đã trở thành một trong những thị trường nghỉ dưỡng sôi động nhất cả nước. Các dự án hạ tầng trọng điểm như cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây và sân bay Phan Thiết đã tạo cú hích lớn, kết nối thuận tiện hơn với TP.HCM và các vùng lân cận, thúc đẩy du lịch và bất động sản.

    Các tập đoàn lớn như Novaland với NovaWorld Phan Thiết, NovaWorld Mũi Né hay Nam Group với Thanh Long Bay đã triển khai các dự án đại đô thị quy mô lớn. Toàn tỉnh hiện có 34 dự án khu dân cư, đô thị và nhà ở, trong đó khoảng 44% đã đi vào hoạt động. Ở lĩnh vực du lịch, tỉnh có 357 dự án đầu tư, với hơn 56% đã hoàn thiện và khai thác.

    Khác với hai tỉnh trên, thị trường bất động sản Đắk Nông còn khá trầm, chưa có nhiều dự án quy mô lớn. Tuy nhiên, định hướng phát triển dài hạn đã được xác định rõ theo Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021–2030, với các trụ cột gồm công nghiệp bô xít – luyện nhôm, năng lượng tái tạo, nông nghiệp công nghệ cao, cùng du lịch sinh thái dựa trên cảnh quan thiên nhiên và Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông.

    Nguyễn Thị Thương Huyền
    Từ khóa
    Phường Xuân Hương Đà Lạt Xuân Hương Đà Lạt được sáp nhập từ phường nào Sáp nhập TP Đà Lạt Bản đồ tỉnh Lâm Đồng sau sáp nhập Lâm Đồng sau sáp nhập mới nhất
    1
    '); printWindow.document.close(); printWindow.print(); }); var x = $(window).width(); StickyPage(x); }); function StickyPage(x) { if (x > 991) { setTimeout( function () { var l = $("#dvSubLeft").height(); var r = $("#dvSubRight").height(); var lc = $("#dvContentLeft").height(); var rc = $("#dvContentRight").height(); if (lc < rc) { $("#dvContentLeft").stick_in_parent({ offset_top: 0 }); } else { $("#dvContentRight").stick_in_parent({ offset_top: 0 }); } if (l < r) { $("#dvSubLeft").stick_in_parent({ offset_top: 0 }); } else { $("#dvSubRight").stick_in_parent({ offset_top: 0 }); } } , 500); } }
    OSZAR »