Toàn văn Quy định 336-QĐ/TW về chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ cơ sở ban chỉ huy bộ đội biên phòng?
Nội dung chính
Toàn văn Quy định 336-QĐ/TW về chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ cơ sở ban chỉ huy bộ đội biên phòng?
Ngày 27/6/2025, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Quy định 336-QĐ/TW năm 2025 quy định chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ cơ sở ban chỉ huy bộ đội biên phòng trong Quân đội nhân dân VIệt Nam.
>> Tải về Quy định 336-QĐ/TW năm 2025 về chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ cơ sở ban chỉ huy bộ đội biên phòng TẠI ĐÂY
Theo đó, tại Điều 1 Quy định 336-QĐ/TW năm 2025 có nêu chức năng của đảng bộ cơ sở ban chỉ huy bộ đội biên phòng trong Quân đội nhân dân VIệt Nam như sau:
Đảng bộ ban chỉ huy bộ đội biên phòng là hạt nhân chính trị, lãnh đạo mọi mặt công tác và hoạt động của đơn vị; nghiên cứu, đề xuất với đảng uỷ quân sự tỉnh, thành phố nơi có biên giới (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) để tham mưu với tỉnh uỷ, Đảng uỷ Bộ đội Biên phòng, đảng uỷ quân khu về lãnh đạo công tác biên phòng, xây dựng lực lượng bộ đội biên phòng, công tác quân sự, quốc phòng địa phương và công tác đảng, công tác chính trị; phối hợp với đảng uỷ xã, phường, đặc khu nơi có biên giới (sau đây gọi chung là cấp xã) thực hiện nhiệm vụ công tác biên phòng.
Toàn văn Quy định 336-QĐ/TW về chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ cơ sở ban chỉ huy bộ đội biên phòng?
Toàn văn Quy định 336-QĐ/TW về chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ cơ sở ban chỉ huy bộ đội biên phòng? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ xây dựng tổ chức đảng của đảng bộ cơ sở ban chỉ huy bộ đội biên phòng trong Quân đội nhân dân Việt Nam?
Căn cứ tại Điều 5 Quy định 336-QĐ/TW năm 2025 nhiệm vụ xây dựng tổ chức đảng của đảng bộ cơ sở ban chỉ huy bộ đội biên phòng trong Quân đội nhân dân VIệt Nam như sau:
(1) Đề ra chủ trương, nhiệm vụ và biện pháp xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh gắn với xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của cấp uỷ, tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên, nhất là trong việc phát hiện và chủ động phòng ngừa, đấu tranh chống "Diễn biến hoà bình", ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoa" trong nội bộ.
- Thực hiện tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ, giữ gìn đoàn kết, thống nhất trong đảng bộ. Chấp hành nghiêm nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ tự phê bình và phê bình; thực hiện có nền nếp và nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng, nhất là sinh hoạt chỉ bộ, bảo đảm tính lãnh đạo, tính giáo dục và tính chiến đấu; định kỳ đánh giá nghiêm túc chế độ sinh hoạt đảng, chất lượng sinh hoạt chi bộ.
(2) Giáo dục, rèn luyện đội ngũ đảng viên nêu cao vai trò tiên phong, gương mẫu, thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao; xây dựng kế hoạch và tạo điều kiện cho đảng viên học tập, rèn luyện, không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt.
(3) Xây dựng kế hoạch, biện pháp quản lý đảng viên, phân công nhiệm vụ và tạo điều kiện cho đảng viên hoàn thành nhiệm vụ được giao; thực hiện tốt việc giới thiệu đảng viên đang công tác thường xuyên giữ mối liên hệ với chi uỷ, đảng uỷ cơ sở và gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân ở nơi cư trú. Biểu dương, khen thưởng những cán bộ, đảng viên có thành tích xuất sắc; xử lý nghiêm, kịp thời những cán bộ, đảng viên vi phạm Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011, pháp luật của Nhà nước, kỷ luật của Quân đội.
(4) Làm tốt công tác rà soát, sàng lọc đảng viên và phát triển đảng viên, chú trọng đối tượng là đoàn viên thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và những quần chúng ưu tú là cán bộ, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan người dân tộc thiểu số trong đơn vị.
(5) Xây dựng cấp uỷ viên có đủ phẩm chất, năng lực, hoạt động có hiệu quả, được đảng viên, quần chúng tín nhiệm, là trung tâm đoàn kết, thống nhất trong đảng bộ và cơ quan, đơn vị. Kết hợp chặt chẽ xây dựng cấp uỷ với xây dựng đội ngũ cán bộ chủ trì. Định kỳ hằng năm hoặc khi cần thiết, đảng uỷ tổ chức để quần chúng tham gia góp ý về sự lãnh đạo của tổ chức đảng và vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên.
(6) Lãnh đạo, chỉ đạo công tác chuẩn bị và tiến hành đại hội của các tổ chức đảng trực thuộc; chuẩn bị nội dung và tổ chức đại hội đảng bộ cấp mình theo chỉ thị, hướng dẫn của cấp uỷ và cơ quan chính trị cấp trên.
Nguyên tắc tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam được quy định thế nào?
Căn cứ tại Điều 9 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011, nguyên tắc tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam được quy định như sau:
Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Nội dung cơ bản của nguyên tắc đó là:
- Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
- Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo của Đảng là Ban Chấp hành Trung ương, ở mỗi cấp là ban chấp hành đảng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp uỷ).
- Cấp uỷ các cấp báo cáo và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước đại hội cùng cấp, trước cấp uỷ cấp trên và cấp dưới; định kỳ thông báo tình hình hoạt động của mình đến các tổ chức đảng trực thuộc, thực hiện tự phê bình và phê bình.
- Tổ chức đảng và đảng viên phải chấp hành nghị quyết của Đảng. Thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức, các tổ chức trong toàn Đảng phục tùng Đại hội đại biểu toàn quốc và Ban Chấp hành Trung ương.
- Nghị quyết của các cơ quan lãnh đạo của Đảng chỉ có giá trị thi hành khi có hơn một nửa số thành viên trong cơ quan đó tán thành. Trước khi biểu quyết, mỗi thành viên được phát biểu ý kiến của mình. Đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số được quyền bảo lưu và báo cáo lên cấp uỷ cấp trên cho đến Đại hội đại biểu toàn quốc, song phải chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết, không được truyền bá ý kiến trái với nghị quyết của Đảng. Cấp uỷ có thẩm quyền nghiên cứu xem xét ý kiến đó; không phân biệt đối xử với đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số.
- Tổ chức đảng quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quyền hạn của mình, song không được trái với nguyên tắc, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của cấp trên.