Tỉnh Thái Bình tăng cường quản lý đất đai khi sáp nhập tỉnh theo Chỉ thị 6 CT UBND 2025
Nội dung chính
Tỉnh Thái Bình tăng cường quản lý đất đai khi sáp nhập tỉnh theo Chỉ thị 6 CT UBND 2025
Ngày 6/5/2025, Ủy ban nhân dân ban hành Chỉ thị 6/CT-UBND 2025 việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh khi thực hiện sáp nhập, sắp xếp đơn vị hành chính.
Theo Chỉ thị 6 CT UBND 2025 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình thì tỉnh đang tích cực triển khai tổ chức thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chỉ đạo của Chính phủ. Để tránh tình trạng các tổ chức, cá nhân lợi dụng thời điểm sáp nhập, sắp xếp đơn vị hành chính để lấn chiếm, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất đai, xây dựng công trình trái phép nhằm trục lợi, đồng thời nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai của các cấp, các ngành.
Như vậy, tỉnnh Thái Bình sẽ tăng cường quản lý đất đai khi sáp nhập tỉnh theo Chỉ thị 6 CT UBND 2025.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình cũng yêu cầu tăng cường quản lý đất đai khi sáp nhập tỉnh từ các cơ quan sau:
(1) Thủ trưởng các sở, ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
(2) Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
(3) Công an tỉnh
(4) Sở Nông nghiệp và Môi trường, Sở Xây dựng, các sở, ngành, đơn vị có liên quan
Xem chi tiết Chỉ thị 6 CT UBND 2025 tỉnh Thái Bình Tại đây
Tỉnh Thái Bình tăng cường quản lý đất đai khi sáp nhập tỉnh theo Chỉ thị 6 CT UBND 2025 (Hình từ Internet)
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định của pháp luật về quản lý đất đai có phải là hành vi bị nghiêm cấm?
Căn cứ vào Điều 11 Luật Đất đai 2024 quy định về hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đất đai như sau:
Điều 11. Hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đất đai
1. Lấn đất, chiếm đất, hủy hoại đất.
2. Vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước về đất đai.
3. Vi phạm chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
4. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định của pháp luật về quản lý đất đai.
5. Không cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin đất đai không chính xác, không đáp ứng yêu cầu về thời hạn theo quy định của pháp luật.
6. Không ngăn chặn, không xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đất đai.
7. Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất.
8. Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.
9. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.
10. Cản trở, gây khó khăn đối với việc sử dụng đất, việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
11. Phân biệt đối xử về giới trong quản lý, sử dụng đất đai.
Như vậy, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định của pháp luật về quản lý đất đai là hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đất đai.
Cơ quan có chức năng quản lý đất đai và công chức làm công tác địa chính ở cấp xã được quy định ra sao?
Theo quy định tại Điều 22 Luật Đất đai 2024 về cơ quan có chức năng quản lý đất đai và công chức làm công tác địa chính ở cấp xã như sau:
(1) Hệ thống cơ quan có chức năng quản lý đất đai được tổ chức thống nhất ở trung ương và địa phương.
(2) Cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về đất đai ở trung ương là Bộ Tài nguyên và Môi trường.
(3) Cơ quan có chức năng quản lý đất đai ở địa phương được thành lập ở cấp tỉnh và ở cấp huyện.
(4) Tổ chức dịch vụ công về đất đai, bao gồm tổ chức đăng ký đất đai, tổ chức phát triển quỹ đất và các tổ chức dịch vụ công khác được thành lập và hoạt động theo quy định của Chính phủ.
(5) Ủy ban nhân dân cấp xã có công chức làm công tác địa chính theo quy định của Luật Cán bộ, công chức 2008.
Công chức làm công tác địa chính có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc quản lý đất đai tại địa phương.