09:19 - 03/07/2025

Dự án tuyến đường kết nối cầu Từ Liên với cao tốc Hà Nội Thái Nguyên đi qua khu vực nào?

Dự án tuyến đường kết nối cầu Từ Liên với cao tốc Hà Nội Thái Nguyên đi qua khu vực ịa bàn các xã Đông Hội, Mai Lâm, Dục Tú và Liên Hà (huyện Đông Anh)

Nội dung chính

    Dự án tuyến đường kết nối cầu Từ Liên với cao tốc Hà Nội Thái Nguyên đi qua khu vực nào?

    Tuyến đường kết nối cầu Tứ Liên với cao tốc Hà Nội Thái Nguyên là một trong những công trình giao thông quan trọng nằm trong quy hoạch giao thông của Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn 2050.

    Dự án Tuyến đường kết nối cầu Tứ Liên với cao tốc Hà Nội Thái Nguyên có chiều dài gần 5,7 km nối từ nút giao cầu Tứ Liên (đường Trường Sa) đến cao tốc Hà Nội Thái Nguyên. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 5.00 tỷ đồng.

    Theo sơ đồ đánh giá tác động môi trường thì tuyến đường sẽ đi qua địa bàn các xã Đông Hội, Mai Lâm, Dục Tú và Liên Hà (huyện Đông Anh), men theo dòng sông Ngũ Huyện Khê, cắt ngang Quốc lộ 3 và kết nối trực tiếp với vành đai 3.

    Tổng diện tích giải phóng mặt bằng cho tuyến đường kết nối cầu Từ Liên với cao tốc Hà Nội Thái Nguyên lên tới hơn 36 ha trong đó có 27ha đất nông nghiệp và gần 35.000m² đất ở. Khoảng 276 hộ dân sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp, cùng với 56 ngôi mộ phải di dời và hơn 25ha diện tích trồng lúa cần thu hồi.

    Theo ghi nhận, hiện nay Ban Quản lý Dự án huyện Đông Anh (đơn vị trực tiếp triển khai) đang khẩn trương hoàn thiện các thủ tục liên quan với mục tiêu hoàn thành toàn bộ khâu chuẩn bị vào cuối năm 2025 để có thể khởi công đồng loạt và bàn giao toàn tuyến vào cuối năm 2027.

    Như vậy, dự án tuyến đường kết nối cầu Từ Liên với cao tốc Hà Nội Thái Nguyên sẽ đi qua địa bàn các xã Đông Hội, Mai Lâm, Dục Tú và Liên Hà (huyện Đông Anh). Khi hoàn thành, tuyến đường sẽ giảm tải áp lực cho các trục giao thông hiện tại, tạo động lực lớn cho sự phát triển các khu vực đô thị.

    Dự án tuyến đường kết nối cầu Từ Liên với cao tốc Hà Nội Thái Nguyên đi qua khu vực nào?

    Dự án tuyến đường kết nối cầu Từ Liên với cao tốc Hà Nội Thái Nguyên đi qua khu vực nào? (Hình từ Internet)

    Chính sách phát triển đối với hoạt động đường bộ quy định ra sao?

    Căn cứ tại Điều 3 Luật Đường bộ 2024 quy định về chính sách phát triển đối với hoạt động đường bộ như sau:

    (1) Bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn, kết nối đồng bộ, hiệu quả, thân thiện với môi trường, phục vụ nhu cầu vận tải hàng hóa và đi lại thuận tiện của người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, hội nhập quốc tế.

    (2) Phát triển đường bộ theo quy hoạch; sử dụng hiệu quả các nguồn lực; kết nối phương thức vận tải đường bộ với các phương thức vận tải khác; tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, bảo đảm văn minh, hiện đại và đồng bộ.

    (3) Thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn cụ thể, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành và chính quyền địa phương các cấp.

    (4) Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.

    Quy hoạch mạng lưới quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ được quy định ra sao?

    Căn cứ tại Điều 5 Luật Đường bộ 2024 quy định quy hoạch mạng lưới, quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ như sau:

    (1) Quy hoạch mạng lưới đường bộ được quy định như sau:

    - Quy hoạch mạng lưới đường bộ là quy hoạch ngành quốc gia, xác định phương hướng phát triển, tổ chức không gian hệ thống quốc lộ làm cơ sở để định hướng lập quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ, phát triển mạng lưới đường bộ;

    - Việc lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch mạng lưới đường bộ phải tuân thủ quy định của pháp luật về quy hoạch và bảo đảm kết nối phương thức vận tải đường bộ với các phương thức vận tải khác;

    - Bộ Giao thông vận tải tổ chức lập quy hoạch mạng lưới đường bộ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

    (2) Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ được quy định như sau:

    - Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ là quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành, cụ thể hóa quy hoạch mạng lưới đường bộ, xác định phương án phát triển công trình đường bộ và kết cấu hạ tầng đường bộ khác theo từng tuyến đường bộ;

    - Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: xác định hướng tuyến cơ bản, các điểm khống chế chính, chiều dài, quy mô tuyến đường bộ qua từng địa phương, từng vùng; xác định sơ bộ quy mô của cầu, hầm, bến phà trên tuyến đường bộ; xác định các điểm giao cắt chính; phương án kết nối đường bộ với các phương thức vận tải khác, kết nối với hệ thống đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp; xác định nhu cầu sử dụng đất, nhu cầu vốn đầu tư, lộ trình thực hiện quy hoạch; giải pháp thực hiện quy hoạch;

    - Bộ Giao thông vận tải tổ chức lập quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

    (3) Thời kỳ quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ là 10 năm, tầm nhìn từ 20 năm đến 30 năm.

    Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ được rà soát theo định kỳ 05 năm để điều chỉnh phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn và được công bố công khai

    (4) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập nội dung về phát triển đường bộ trong phương án phát triển mạng lưới giao thông trong quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    Nội dung về phát triển đường bộ đô thị được xác định trong quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    (5) Quy hoạch quy định tại Điều này phải bảo đảm các quy định sau đây:

    - Kết nối giao thông đường bộ giữa các đô thị, địa bàn, khu vực, bến xe;

    - Kết nối hiệu quả các phương thức vận tải, xác định các tuyến đường bộ nối đến cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính, ga đường sắt, cảng hàng không, cảng biển, cảng cạn, cảng thủy nội địa.

    (6) Chính phủ quy định chi tiết nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ.

    Lê Minh Vũ
    Từ khóa
    Tuyến đường kết nối cầu Từ Liên Dự án tuyến đường kết nối cầu Từ Liên Tuyến đường kết nối cầu Từ Liên với cao tốc Hà Nội Thái Nguyên đi qua khu vực Chính sách phát triển đối với hoạt động đường bộ Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ Đường bộ
    1
    '); printWindow.document.close(); printWindow.print(); }); var x = $(window).width(); StickyPage(x); }); function StickyPage(x) { if (x > 991) { setTimeout( function () { var l = $("#dvSubLeft").height(); var r = $("#dvSubRight").height(); var lc = $("#dvContentLeft").height(); var rc = $("#dvContentRight").height(); if (lc < rc) { $("#dvContentLeft").stick_in_parent({ offset_top: 0 }); } else { $("#dvContentRight").stick_in_parent({ offset_top: 0 }); } if (l < r) { $("#dvSubLeft").stick_in_parent({ offset_top: 0 }); } else { $("#dvSubRight").stick_in_parent({ offset_top: 0 }); } } , 500); } }
    OSZAR »