Hạng mục công trình xây dựng nguồn điện, lưới điện khẩn cấp nào được miễn giấy phép hoạt động điện lực?

Chuyên viên pháp lý: Nguyễn Xuân An Giang
Tham vấn bởi Luật sư: Phạm Thanh Hữu
Hạng mục công trình xây dựng nguồn điện, lưới điện khẩn cấp nào được miễn giấy phép hoạt động điện lực trong thời gian 06 tháng?

Nội dung chính

    Hạng mục công trình xây dựng nguồn điện, lưới điện khẩn cấp nào được miễn giấy phép hoạt động điện lực?

    Căn cứ điểm e khoản 1 Điều 33 Luật Điện lực 2024 quy định như sau:

    Điều 33. Miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực
    1. Các trường hợp được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực bao gồm:
    a) Tổ chức đầu tư xây dựng cơ sở phát điện để tự sử dụng, không bán điện cho tổ chức, cá nhân khác và có công suất lắp đặt dưới mức công suất theo quy định của Chính phủ;
    b) Tổ chức hoạt động phát điện có công suất lắp đặt dưới mức công suất theo quy định của Chính phủ;
    c) Tổ chức kinh doanh điện tại vùng nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo mua điện với công suất nhỏ hơn mức công suất theo quy định của Chính phủ từ lưới điện phân phối để bán điện trực tiếp tới khách hàng sử dụng điện tại vùng nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo;
    d) Tổ chức hoạt động phát điện lên lưới điện quốc gia được miễn trừ giấy phép bán buôn điện;
    đ) Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia và đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện;
    e) Hạng mục công trình, công trình xây dựng nguồn điện, lưới điện khẩn cấp quy định tại Điều 14 của Luật này được miễn giấy phép hoạt động điện lực trong thời gian 06 tháng kể từ thời điểm đưa vào khai thác, sử dụng;
    g) Hoạt động điện lực khác không thuộc phạm vi quy định tại khoản 1 Điều 30 của Luật này.
    2. Tổ chức được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực quy định tại khoản 1 Điều này phải tuân thủ quy trình, quy chuẩn kỹ thuật quản lý vận hành, quy định về giá điện, điều kiện về kỹ thuật, an toàn và nghĩa vụ theo lĩnh vực hoạt động điện lực được quy định tại Luật này.
    3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quản lý, kiểm tra tổ chức hoạt động điện lực tại địa phương quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
    4. Chính phủ quy định cụ thể mức công suất được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực quy định tại khoản 1 Điều này.

    Như vậy, hạng mục công trình, công trình xây dựng nguồn điện, lưới điện khẩn cấp được miễn giấy phép hoạt động điện lực trong thời gian 06 tháng kể từ thời điểm đưa vào khai thác, sử dụng bao gồm:

    - Dự án, công trình điện lực xây mới hoặc sửa chữa, cải tạo để khắc phục hậu quả thiên tai, thảm hoạ, dịch bệnh.

    - Dự án, công trình xây dựng nguồn điện và lưới điện đấu nối để bù đắp lượng công suất thiếu hụt so với quy hoạch.

    - Dự án, công trình xây dựng lưới điện truyền tải giữa các khu vực để chống quá tải hoặc để bảo đảm cấp bách về quốc phòng, an ninh và phát triển kinh tế - xã hội.

    Sau thời hạn 06 tháng, tổ chức, đơn vị phải thực hiện thủ tục để được cấp giấy phép hoạt động điện lực theo quy định.

    Hạng mục công trình xây dựng nguồn điện, lưới điện khẩn cấp nào được miễn giấy phép hoạt động điện lực?

    Hạng mục công trình xây dựng nguồn điện, lưới điện khẩn cấp nào được miễn giấy phép hoạt động điện lực? (Hình từ Internet)

    Công trình xây dựng sai quy hoạch xây dựng thì có bị buộc phải phá dỡ hay không?

    Căn cứ khoản 1 Điều 118 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bởi khoản 44 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 có quy định như sau:

    Điều 118. Phá dỡ công trình xây dựng
    1. Việc phá dỡ công trình xây dựng được thực hiện trong các trường hợp sau:
    a) Để giải phóng mặt bằng xây dựng công trình mới hoặc công trình xây dựng tạm;
    b) Công trình có nguy cơ sụp đổ ảnh hưởng đến cộng đồng và công trình lân cận; công trình phải phá dỡ khẩn cấp nhằm kịp thời phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, các nhiệm vụ cấp bách để bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
    c) Công trình xây dựng trong khu vực cấm xây dựng theo quy định tại khoản 3 Điều 12 của Luật này;
    d) Công trình xây dựng sai quy hoạch xây dựng, công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng đối với công trình theo quy định phải có giấy phép hoặc xây dựng sai với nội dung quy định trong giấy phép xây dựng;
    [...]

    Theo đó, công trình xây dựng sai quy hoạch xây dựng thì sẽ bị phá dỡ theo quy định của pháp luật.

    Việc phá dỡ công trình xây dựng vi phạm được diễn ra theo trình tự như thế nào?

    Căn cứ khoản 2 Điều 118 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bởi Khoản 44 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định như sau:

    Điều 118. Phá dỡ công trình xây dựng
    [...]
    2. Việc phá dỡ công trình xây dựng phải bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường và thực hiện theo trình tự như sau:
    a) Lập phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng. Trường hợp công trình thuộc diện phải có quyết định phá dỡ, cưỡng chế phá dỡ thì phải có quyết định phá dỡ hoặc quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng;
    b) Thẩm tra, phê duyệt thiết kế phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng đối với công trình xây dựng ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng;
    c) Tổ chức thi công phá dỡ công trình xây dựng;
    d) Tổ chức giám sát, nghiệm thu công tác phá dỡ công trình xây dựng.
    [...]

    Như vậy, quy trình phá dỡ công trình được thực hiện theo trình tự cụ thể:

    - Lập phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng. Trường hợp công trình thuộc diện phải có quyết định phá dỡ, cưỡng chế phá dỡ thì phải có quyết định phá dỡ hoặc quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng;

    - Thẩm tra, phê duyệt thiết kế phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng đối với công trình xây dựng ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng;

    - Tổ chức thi công phá dỡ công trình xây dựng;

    - Tổ chức giám sát, nghiệm thu công tác phá dỡ công trình xây dựng.

    saved-content
    unsaved-content
    26
    '); printWindow.document.close(); printWindow.print(); }); var x = $(window).width(); StickyPage(x); }); function StickyPage(x) { if (x > 991) { setTimeout( function () { var l = $("#dvSubLeft").height(); var r = $("#dvSubRight").height(); var lc = $("#dvContentLeft").height(); var rc = $("#dvContentRight").height(); if (lc < rc) { $("#dvContentLeft").stick_in_parent({ offset_top: 0 }); } else { $("#dvContentRight").stick_in_parent({ offset_top: 0 }); } if (l < r) { $("#dvSubLeft").stick_in_parent({ offset_top: 0 }); } else { $("#dvSubRight").stick_in_parent({ offset_top: 0 }); } } , 500); } } $('#main-content img').each(function () { var $img = $(this); var width = $img.width(); var height = $img.height(); var $nextParagraph = $img.closest('p').next('p'); if (width / height < 2 && $.trim($nextParagraph.text()) !== '') { $img.closest('p').next('p').css({ 'margin-top': '-16px', 'padding': '10px', 'text-align': 'center', 'background-color': '#f5f5f5', 'font-size': '14px' }); } });
    OSZAR »